Chức danh là gì? Trong doanh nghiệp, chức danh mang ý nghĩa thể hiện địa vị của người nắm giữ chức danh đó là gì. Có nhiều chức danh khác nhau và đôi khi chúng khiến bạn nhầm lẫn. Hãy cùng Thudaumot tìm hiểu chức danh là gì và cách phân biệt chức danh, chức vụ nhé!
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu các chức danh là gì?
Chức danh là gì đã được pháp luật quy định là tên gọi thể hiện các yếu tố sau:
- Thông tin về trình độ người có chức danh đó
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Vị trí trong xã hội, tổ chức
Chức danh là gì sẽ được dùng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý. Chúng thể hiện bổn phận cũng như “địa vị” của người mang chức danh đó. Chức danh trong tổ chức, doanh nghiệp cần phả được pháp luật cũng như xã hội công nhận. Ví dụ về chức danh của một các nhân:
- Giáo sư
- Tiến sĩ
- Bác sĩ
- Y tá
1.1. Các chức danh thường gặp trong tiếng anh
Bạn có thể sẽ thường thấy các chức danh dưới đây đi kèm tên của những người có chức danh. Chức danh trong tiếng anh khá đa dạng và được sử dụng tại nhiều tổ chức. Ở dưới đây, bạn có thể tìm hiểu một số chức danh là gì trong tiếng anh:
- Giáo sư: Professor
- Phó giáo sư: Associate professor
- Tiến sĩ: Doctor
- Cử nhân: Bacherlor
- Thạc sĩ: Master
- Kỹ sư cao cấp: Senior engineer
- Hộ lý: Assistant
1.2. Tác dụng của chức danh là gì?
Chức danh của một người nói lên nhiệm vụ họ nắm giữ, cũng như trách nhiệm của họ trong tổ chức. Có chức danh cao, đồng nghĩa với giá trị họ mang lại càng lớn. Nó nhắc nhở nghĩa vụ của họ cùng tầm quan trọng của họ trong công việc và xã hội.
Chức danh là gì cũng thể hiện chỗ đứng của cá nhân troang tập thể. Chức danh càng cao thì địa vị, quyền lực của họ càng lớn. Người đảm nhận vị trí đó sẽ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp, đối tác, những người xung quanh. Chính vì vậy, họ sẽ dễ dàng đàm phán và xử lý công việc hơn khi làm việc.
>> XEM THÊM: Cách thiết kế backdrop sự kiện chuyên nghiệp
2. Các chức dănh thường gặp
2.1. Chức danh khoa học
Theo luật Khoa học và công nghệ thì chức danh khoa học là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực của một cá nhân trong lĩnh vực khoa học. Các lĩnh vực bao gồm: trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp.
Chức danh khoa học là tên gọi theo thứ tự Học hàm – Học vị – Chuyên ngành. Chúng căn cứ vào các điều kiện, tiêu chí, sự cống hiến, … của một người để xác định. Ví dụ chức danh khoa học là gì:
- Tiến sĩ Kinh tế ( TS. Kinh tế )
- Tiến sĩ Khoa học ( TS. Khoa học )
- Giáo sư Y khoa ( GS. Y khoa )
- Phó giáo sư Y khoa ( PGS. Y khoa )
- Thạc sĩ Kiến trúc ( Ts. Kiến trúc )
2.2. Chức danh nghề nghiệp thường gặp
Trong doanh nghiệp, chức danh là gì? Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân trong từng lĩnh vực. Chúng được sử dụng làm căn cứ trong hoạt động quản lý và tuyển dụng. Có thể thấy chức danh thể hiện năng lực, nhiệm vụ của cá nhân đó trong tổ chức. Một số ví dụ về chức danh nghề nghiệp:
- Expert: Chuyên viên
- Consultant: nhà tư vấn
- Collaborator: Cộng tác viên
- Trainee: Thực tập sinh
- Accountant: kế toán viên
- Assistant: trợ lý giám đốc
- Secretary: thư ký
- Officer (staff): Cán bộ, viên chức
>> XEM THÊM: Thiết kế logo hoa quả – gợi ý về biểu tượng và màu sắc
3. Phân biệt chức danh và chức vụ
3.1. Điểm giống và khác nhau giữa chức vụ và chức năng là gì?
Khái niệm: Chức vụ ( POSITION ) là tên gọi về vị trí mà một cá nhân đảm nhận. Chức vụ thể hiện vai trò của cá nhân đó trong tổ chức, tập thể. Ví dụ như: Trưởng phòng tài chính, phó phòng kinh doảnh, quản lý sản xuất, …
Chức danh chỉ nói về danh tính của một người, trong khi đó chức vụ thể hiện công việc cụ thể người đấy cần làm. Có thể thấy, mỗi chức danh sẽ gắn với một hoặc nhiều chức vụ khác nhau. Hoặc một số có chức danh nhưng lại không có chức vụ. Cũng có những người chỉ có chức vụ mà không có chức danh.
Ví dụ như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có chức vụ Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời có chức danh là cử nhân kinh kế ĐH Kinh tế Quốc dân.
3.2. Chức vụ trong doanh nghiệp
Bạn có thể tìm hiểu một số chức vụ trong công ty để phân biệt với chức danh là gì. Dưới đây là một số từ viết tắt cũng như ý nghĩa chức vụ đó là gì.
- CEO – Chief Executive Officer: Giám đốc điều hành
- COO – Chief Operating Officer): Giám đốc điều hành
- CFO – Chief Financial Officer: Giám đốc tài chính
- CPO – Chief Production Officer: Giám đốc sản xuất
- CCO – Chief Customer Officer: Giám đốc kinh doanh
- CHRO – Chief Human Resourcer Officer: Giám đốc nhân sự
- CMO – Chief Marketing Officer: Giám đốc Marketing
Nhờ các chức vụ trên, bạn có thể biết được vai trò của người đối diện trong tổ chức. Ví dụ, chức vụ CEO có vai trò lớn hơn chức vụ COO. Các từ chỉ chức vụ viết tắt cũng đang ngày càng phổ biến.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các kiến thức chức vụ, chức danh là gì. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các thuật ngữ chức danh, chức vụ phổ biến.
>> XEM THÊM: 05 lý do bạn không nên tự thiết kế biển quảng cáo