Hiện nay, Google tag manager được xem như một trong những trình quản lý thẻ miễn phí, hiệu quả. Trình quản lý này cung cấp chi tiết các con số thống kê giúp nhà quản lý nắm bắt được tình hình tiếp thị. Cùng Thudaumot tìm hiểu về trình quản lý thẻ GTM, ưu – nhược điểm và cách cài đặt.
Mục lục bài viết
1. Google tag manager là gì?
Google tag manager là trình quản lý thẻ của Google hay hệ thống quản lý thẻ của Google. GTM cho phép bạn cập nhật thẻ và đoạn mã trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động nhanh chóng, dễ dàng. Những đoạn mã, thẻ này với mục đích chính để phân tích lưu lượng truy cập và tối ưu hóa cho các chiến dịch quảng cáo.
Thay vì chỉnh sửa mã trang web, bạn có thể thêm hay cập nhật AdWords, Google Analytics, Firebase Analytics, Floodlight trên trình quản lý thẻ một cách dễ dàng. Điều này giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào dev – nhà phát triển web.
>> XEM THÊM: Thiết kế logo hoa quả – gợi ý về biểu tượng và màu sắc
2. Tác dụng của Google Tag Manager (GTM)
Google tag manager (GTM) có nhiều tác dụng, nhưng có thể tóm tắt trong một vài tác dụng chính sau:
- Giúp nhà tiếp thị giảm sự phụ thuộc vào dev vì bạn chỉ cần cài 1 đoạn mã code theo dõi 1 lần duy nhất.
- Giúp website giảm tốc độ load trang vì không cần cài những dòng code dài dòng khiến tốn dung lượng.
- Quản lý tập trung các thẻ một cách hiệu quả để đo đếm hoạt động của người dùng trên website.
>> XEM THÊM: 05 lý do bạn không nên tự thiết kế biển quảng cáo
3. Ưu điểm – hạn chế của Google tag manager
3.1. Ưu điểm của Google Tag Manager
- Không bị phụ thuộc vào các nhà phát triển web
Ưu điểm lớn nhất của Google tag manager là giúp các nhà tiếp thị không cần dựa vào các nhà phát triển web mà vẫn quản lý thẻ dễ dàng. Khi công cụ này sẽ giúp bạn không tiếp xúc với mã nguồn và có thể tự thêm, thay đổi cho thẻ. Nhờ công cụ này mà bạn có thể thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian lớn. Ngược lại, bạn sẽ mất nhiều thời gian nếu không có công cụ này.
- Có lợi cho mọi doanh nghiệp sử dụng nó
Hầu hết các doanh nghiệp đủ mọi quy mô lớn nhỏ khác nhau đều có lợi khi sử dụng công cụ này. Trình quản lý thẻ Google tag manager giúp bạn dễ dàng thêm, chỉnh sửa thẻ, không cần đến nhà phát triển web. Để quản lý một trang web, doanh nghiệp có thể cần đến nhiều loại thẻ. Và chính Google tag manager sẽ giúp bạn quản lý tất cả chúng dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trình quản lý thẻ này sở hữu đầy đủ tính năng bảo mật cần thiết cho doanh nghiệp. Cụ thẻ là tính năng xác thực bảo mật hai lớp: mật khẩu thông thường và mã số qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại hay thiết bị di dộng. Thêm nữa, tính năng cấp quyền khác nhau cũng giúp bạn hoàn toàn kiểm soát quyền truy cập.
- Không mất phí và không giới hạn
Không giới hạn khi sử dụng Google tag manager. Không giới hạn tài khoản, vai trò người dùng. Nó hoàn toàn miễn phí cho người dùng là một ưu điểm vượt trội.
Đặc biệt bạn còn có thể sử dụng với các sản phẩm không chỉ của Google mà còn sử dụng các thẻ khác như Marin, comScore, AdRoll. Không chỉ áp dụng cho trang web của bạn mà còn cho các ứng dụng iOS và Android của doanh nghiệp.
>> XEM THÊM: Các phong cách thiết kế túi giấy phổ biến hiện nay
3.2. Nhược điểm của Google Tag Manager
- Vẫn cần kỹ thuật từ nhà phát triển web
Sử dụng Google tag manager chỉ làm giảm sự phụ thuộc vào nhà phát triển web. Điều đó đồng nghĩa với việc vẫn có một số yêu cầu kỹ thuật, nhà tiếp thị vẫn cần sự hỗ trợ của nhà phát triển web. Mặc dù trình quản lý của Google có nhiều mẫu, dễ thực hiện, nhưng một số thẻ phức tạp hơn vẫn cần tới sự trợ giúp của chuyên gia hiểu về mã hóa.
- Làm chậm tốc độ trang web
Nếu kích hoạt đồng bộ các thẻ có thể khiến cho trang web bị chậm tốc độ. Chỉ cần một thẻ load chậm sẽ khiến cho các thẻ khác chậm theo. Điều này sẽ khiến việc tải trang lâu hơn và người truy cập sẽ không kiên nhẫn để chờ. Và tất nhiên là doanh nghiệp sẽ không thu về lượng chuyển đổi nào cả.
>> XEM THÊM: Kích thước ảnh bìa trên youtube chuẩn nhất hiện nay
4. Cách cài đặt Google Tag Manager
Có 2 loại Google tag manager: dành cho website và dành cho ứng dụng. Phần này sẽ chia sẻ cách cài đặt GTM cho website.
Bước 1: Truy cập https://tagmanager.google.com, đăng ký tài khoản Google tag manager. Trường hợp đã có tài khoản Google thì có thể đăng nhập ngay.
Bước 2: Tạo tài khoản GTM
Bước 3: Thiết lập tài khoản: điền tên tài khoản, chọn quốc gia Việt Nam.
Phần Thiết lập vùng chứa: điền tên website vào và không điền phần http:// hay https://. Nơi sử dụng vùng chứa: chọn “Web”. Chọn “Tạo”.
Bước 4: Google tag manager sẽ gửi lại 2 đoạn mã
Đoạn mã đầu tiên, bạn copy và dán trong phần <head>.
Đoạn mã thứ hai, bạn copy và dán vào trước thẻ </body>.
Bước 5: Sau khi gắn mã xong, vào trình quản lý GTM bấm gửi. Sau đó GTM sẽ cập nhật mã trên website cho bạn.
Lưu ý: Để kiểm tra website của bạn đã nhận mã GTM chưa, cài đặt add on Google Tag Assistant trên trình duyệt Crome để kiểm tra.
Khi kiểm tra, nếu Google tag assistant báo tích xanh là việc cài đặt đã thành công.
Google tag manager mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý các thẻ, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và tận dụng tối đa trình quản lý miễn phí này.
>> XEM THÊM: Hướng dẫn các bước tự thiết kế thiệp cưới độc đáo