Hóa đơn bán lẻ là không có giá trị nhiều về pháp lý nhưng lại cần thiết khi lưu hành nội bộ. Loại hóa đơn này có thể dễ dàng mua sẵn ở tiệm sách hoặc tự in. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các quy định về loại hóa đơn này. Cùng Thudaumot tìm hiểu về các thông tin liên quan.
Mục lục bài viết
1. Hóa đơn bán lẻ là gì?
Hóa đơn bán lẻ là tờ hóa đơn được người bán xuất cho người mua trực tiếp tại cửa hàng lẻ và không có giá trị nhiều về mặt pháp lý. Loại hóa đơn này không được chi cục thuế quản lý, chủ yếu để lưu hành nội bộ. Không khó để mua loại hóa đơn này ở tiệm sách hoặc tự in theo mẫu thiết kế của công ty.
>> XEM THÊM: Kích thước poster chuẩn áp dụng trong thiết kế và in ấn
2. Hóa đơn bán lẻ được quy định như thế nào?
Trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ trên 200.000 đồng bắt buộc phải lập hóa đơn ngay cả khi người mua có lấy hóa đơn hay không. Lúc này, người bán hàng có thể lập hóa đơn bán lẻ để giao cho người mua.
Trường hợp giá trị thanh toán trên 200.000 đồng thì dù người mua có lấy hóa đơn hay không vẫn bắt buộc phải lập hóa đơn.
Vì loại hóa đơn bán lẻ này không có nhiều giá trị về pháp lý và không được cơ quan thuế quản lý. Vì vậy, các đơn vị hoàn toàn tự in mẫu có sẵn hoặc thiết kế riêng để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp.
>> XEM THÊM: In tem bảo hành: kích thước, giấy in, mẫu tem hành đẹp
3. Kích thước hóa đơn bán lẻ có quy định chung không?
Do không có nhiều giá trị về mặt pháp lý, không được quản lý bởi cơ quan thuế vì vậy kích thước hóa đơn bán lẻ không bắt buộc theo quy định chung. Kích thước này phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như những thông tin cần thể hiện trên đó. Và kích thước này do chủ cửa hàng lựa chọn, có thể là khổ giấy A4, A5, A6.
- Khổ giấy A4: Chiều dài 29,7cm x chiều rộng 20,8cm
- Khổ giấy A5: Chiều dài 20,8cm x chiều rộng 14,5cm
- Khổ giấy A6: Chiều dài 14,5cm x chiều rộng 10,5cm
>> XEM THÊM: Top 07 ý tưởng thiết kế card visit đẹp, lạ doanh nghiệp không thể bỏ qua
4. Thông tin in trên hóa đơn gồm những gì?
Thông tin trên hóa đơn bán lẻ về cơ bản sẽ gồm:
- Tên cửa hàng, tên khách hàng
- Thông tin về địa chỉ
- Tên mặt hàng/sản phẩm
- Số lượng
- Đơn giá
- Thành tiền
- Thời gian mua hàng: ngày/tháng/năm
- Ghi chú: thông tin về các chính sách đổi trả hàng, bảo hành hoặc một số ghi chú khác
- Chữ ký bên mua và bên bán
>> XEM THÊM: In offset là gì? Ưu điểm và tính ứng dụng của công nghệ in offset
5. Hướng dẫn cách viết hóa đơn bán lẻ
- Phần trên cùng của hóa đơn cần có thông tin đơn vị bán hàng cụ thể từ tên công ty/cửa hàng, MST, địa chỉ, điện thoại, website.
- Logo của đơn vị bán có thể có hoặc không. Nhưng chuyên nghiệp nhất vẫn cần có logo của đơn vị bán.
- Loại hóa đơn này sẽ gồm 02 liên: 01 liên cho người mua và 01 liên cho người bán.
- Họ tên khách hàng, địa chỉ, điện thoại: cần ghi rõ để theo dõi đơn hàng cũng như lưu lại thông tin khách hàng.
- Tiếp theo là một bảng gồm nhiều cột: số TT, Tên hàng hóa, Đơn vị tính, Số lượng, Đơn giá, Thành tiền.
- Thông tin hàng hóa, dịch vụ: cần ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ
- Đơn vị tính (ĐVT): chiếc, cái, kg (đối với sản phẩm), bỏ trống đối với dịch vụ.
- Số lượng: chính là số lượng hàng hóa, sản phẩm bán ra thực tế.
- Đơn giá: số tiền trên 01 mặt hàng.
- Thành tiền: tổng số tiền = số lượng hàng hóa x đơn giá
- CỘNG: sẽ tưởng ứng với tổng số lượng hàng hóa, tổng thành tiền.
- Cộng thành tiền (viết bằng chữ): sẽ ghi tổng số tiền bằng chữ.
- Ngày, tháng, năm: ghi rõ thời gian mua bán
- Ký tên và ghi rõ họ tên: người mua và người bán
>> XEM THÊM: Báo giá thiết kế catalogue trọn gói – giới thiệu công ty chuyên thiết kế catalogue
6. Mẫu hóa đơn bán lẻ
Download mẫu hóa đơn bán lẻ file word: TẠI ĐÂY
7. Các loại hóa đơn bán lẻ
Hóa đơn bán lẻ gồm loại 1 liên, 2 liên, 3 liên. Phổ biến nhất là loại 2 liên. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo thêm về các loại khác.
7.1. Hóa đơn bản lẻ 1 liên
Loại hóa đơn này người bán không cần lưu lại hồ sơ. Mục đích chính là liệt kê hàng hóa, số lượng, đơn giá để minh bạch giá tiền. Chúng thường được quấy tạp hóa, shop online bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Loại hóa đơn này sử dụng chất liệu giấy photocopy (giấy Bãi Bằng loại mỏng). Kích thước thường dùng là A5 (15×21 cm) và A4 nếu số lượng hàng hóa nhiều. Một cuốn thường gồm 100 tờ và dán keo gáy.
>> XEM THÊM: Thiết kế poster âm nhạc thu hút đừng bỏ qua 10 tip này
7.2. Hóa đơn bán lẻ 2 liên
Loại hóa đơn này dùng khi người bán cần giữ lại, để đối chiếu khi khách cần kiểm tra sai sót, đổi trả cho thuận tiện, nhanh chóng. Loại hóa đơn này thường sử dung ở những cửa hàng bán hàng hóa có giá trị lớn, cần bảo hành, cần lưu lại thông tin để đối chiếu. Chất liệu giấy sử dụng là Carbonless – chỉ cần viết lên 1 liên thì mực sẽ tự in sang liên 2, không cần kê giấy than ở giữa. Tùy số lượng giao dịch mà bạn có thể chọn A4 (21×30 cm) hoặc A5 (15×21 cm).
>> XEM THÊM: Gợi ý thiết kế banner bất động sản đẹp thu hút lượt click
7.3. Hóa đơn bán lẻ 3 liên
Hóa đơn bán lẻ 3 liên thường được sử dụng cho những công ty buôn bán, giao dịch với số lượng lớn. Về cơ bản nó khá giống với hóa đơn bán lẻ 2. Còn liên thứ 3 mục đích để lưu kho hoặc giao đến khách hàng. Khi giao, khách hàng ký và người vận chuyển mang về trả để đảm bảo hàng đã giao đến khách hàng. Chất liệu giấy carbonless thuận tiện cho việc ghi 1 liên, tự động in xuống 2 liên còn lại. Kích thước tùy vào mục đích sử dụng là A4 (21×30 cm) hoặc A5 (15×21 cm).
Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết cho bạn về hóa đơn bán lẻ từ quy định, cách viết, cũng như các mẫu tham khảo. Hy vọng, bạn đã nắm được các thông tin về loại hóa đơn này để thuận tiện sử dụng.
>> XEM THÊM: Leaflet là gì? Vai trò của leaflet trong quảng cáo