Hệ màu CMYK là gì? Ưu điểm và tính ứng dụng CMYK trong thực tế

Hệ màu CMYK xuất hiện từ khi ngành công nghiệp in ra đời. CMYK không còn xa lạ với những ai trong ngành thiết kế và in ấn. Nhưng nếu mới bắt đầu tìm hiểu không phải ai cũng hiểu rõ. Vì vậy, đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây về ưu điểm, tính ứng dụng của CMYK trong thực tế.

1. Hệ màu CMYK là gì?

Hệ màu CMYK là gì?

Hệ màu CMYK là hệ màu trừ, hệ màu này làm việc theo nguyên lý chính là hấp thụ ánh sang. Tức là nó hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát sáng, chỉ phản xạ ánh sáng từ nguồn khác chiếu tới nó.

Hệ màu CMYK được dùng chủ yếu trong việc thiết kế để in ấn: poster, brochure, name card, sách hay tạp chí,..

CMYK là viết tắt của C – Cyan – xanh lơ, M – Magenta – hồng cánh sen, Y – yellow – vàng và K – Keyline – đen.

Để không nhầm lẫn với màu B (Blue) của hệ RGB nếu đặt màu B (Black) nên họ đã đặt thành K (keyline) để chỉ màu đen trong hệ màu CMYK.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu giấy viết thư, tiêu đề thư trong bộ nhân diện thương hiệu văn phòng

2. Ưu điểm của hệ màu CMYK

Ưu điểm của hệ màu CMYK

Ưu điểm vượt trội của hệ màu CMYK khiến nó được ứng dụng nhiều trong in ấn.

2.1. Giúp tiết kiệm mực in

Khi trộn 3 màu C + M + Y theo tỉ lệ 1:1:1 sẽ tạo ra màu đen. Nhưng như vậy sẽ gây ra tốn mực in do màu đen dùng trong in ấn rất nhiều. Khi sử dụng hệ màu CMYK sẽ được bổ sung thêm 1 hộp mực đen để tiết kiệm mực in và chi phí sản xuất.

2.2. Tăng độ chân thực, độ chính xác của màu sắc

Việc thiết kế sử dụng RGB và in ấn CMYK, khi nhìn trên máy tính và nhìn sản phẩm thực tế sẽ tạo sự chênh lệch. Nhưng nếu thiết kế sử dụng hệ màu CMYK sẽ tăng tính chân thực của màu sắc. Vì vậy, khách hàng sẽ dễ chọn màu sắc phù hợp khi sử dụng hệ màu này.

>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết thiết kế tờ rơi quảng cáo đẹp – Mẫu thiết kế tờ rơi miễn phí chuyên nghiệp

3. Hệ màu CMYK trong Photoshop

Trong Photoshop không trực tiếp sử dụng hệ màu CMYK để làm việc. Thông thường sẽ chờ khi hoàn thành xong bản thiết kế mới chuyển đổi từ màu RGB sang CMYK.

Thứ nhất là có một số tính năng lọc do trong phần mềm Photoshop không sử dụng được hệ màu CMYK. Hay một số chức năng Level, Cuver nếu sử dụng CMYK sẽ thành kết quả ngược lại.

Thứ hai là phần lớn trong phần mềm sử dụng các tính năng chủ yếu là thuộc hệ màu RGB.

>> Có thể bạn quan tâm: Flyer là gì? 04 bí quyết thiết kế flyer chuyên nghiệp và ấn tượng

4. Phân biệt RGB và CMYK

Phân biệt RGB và CMYK

Hệ màu RGB và hệ màu CMYK hoạt động trên hai nguyên lý trái ngược nhau. Hệ màu RGB chủ yếu sử dụng trong việc thiết kế trên các màn hình điện tử, trong thiết kế web, máy chiếu dùng ánh sáng. Trong khi đó, hệ màu CMYK chủ yếu dùng cho việc thiết kế các ấn phẩm để in ấn.

Trường hợp sử dụng hệ màu RGB cho máy in sử dụng mực CMYK sẽ ra sản phẩm với màu sắc khác so với bản thiết kế trên màn hình.

Như vậy, thiết kế trên web chọn RGB, thiết kế để in ấn sẽ chọn CMYK.

>> Có thể bạn quan tâm: Top 09 công ty in ấn và thiết kế uy tín hàng đầu tại Hà Nội và TP.HCM

5. Ứng dụng của hệ màu CMYK

Nếu bạn cần sản phẩm sẽ được in thực tế chứ không phải chỉ xem trên màn hình, hãy chọn hệ màu CMYK. Cụ thể, hệ màu CMYK ứng dụng trong việc thiết kế để in ấn các sản phẩm sau: card visit, văn phòng phẩm, bảng hiệu, bảng quảng cáo, poster, tờ rơi, brochure, profile, hàng hoá, quần áo, bao bì sản phẩm, menu,….

>> Có thể bạn quan tâm: Tải mẫu hóa đơn bán hàng file excel miễn phí

6. Chuyển hệ màu RGB sang CMYK

Chuyển hệ màu RGB sang CMYK

Hiện nay phần mềm thiết kế nào cũng có chức năng chuyển đổi hệ màu. Thông dụng hiện nay là phần mềm Photoshop và Illustrator

Chuyển hệ màu RGB sang CMYK trong Illustrator gồm các thao tác sau:

Vào phần menu file -> chọn Document Color Mode -> chọn CMYK Color

Chuyển hệ màu RGB sang CMYK trong photoshop gồm các thao tác sau:

Vào menu Image -> chọn Mode -> chọn CMYK là xong

Dù các phần mềm thiết kế hiện nay giúp việc chuyển đổi dễ dàng giữa 2 hệ màu. Tuy nhiên, sau khi đã chuyển đổi không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu so với bản gốc. Và vì vậy, tuỳ từng file thiết kế, thành phẩm bạn nhận được sau khi chuyển đổi sẽ sáng hơn hoặc tối hơn so với màu gốc.

Như vậy, Thudaumot đã chia sẻ những thông tin cơ bản về hệ màu CMYK, đặc điểm cũng như tính ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, việc thiết kế và in ấn bất kỳ ấn phẩm nào không đơn giản chỉ là hiểu được hệ màu. Đó còn là cả quá trình tích luỹ kinh nghiệm thực tế khi trải qua nhiều dự án. Hy vọng, bạn đã hiểu được những khái niệm cơ bản, còn lại bạn cần đến những đơn vị thiết kế đồ hoạ chuyên môn hơn để hiểu sâu hơn về hệ màu này.

>> Có thể bạn quan tâm: Folder là gì? Những điều bạn cần biết về folder

BÀI VIẾT LIÊN QUAN