Thiết kế profile công ty là một trong những công việc quan trọng đối với bất kỳ công ty nào. Dù là tập đoàn lớn hay doanh nghiệp nhỏ, profile công ty như một tài liệu giới thiệu chất lượng đến đối tác. Nhưng trước khi bắt tay thiết kế tài liệu này, doanh nghiệp đừng bỏ qua những lưu ý được Thudaumot tổng hợp sau đây.
Mục lục bài viết
1. Thiết kế profile công ty gồm những gì?
Thiết kế profile không chỉ là thiết kế. Tại sao lại nói như vậy? Bởi thiết kế profile công ty là sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều bước, nhiều người. Có thể khẳng định rằng một cuốn profile không chỉ được tạo nên bởi một người duy nhất. Vậy thiết kế profile gồm những bước nào?
1.1. Định hướng cuốn profile công ty
Trước khi thiết kế bất kỳ cuốn profile công ty nào doanh nghiệp cũng cần có định hướng rõ ràng. Định hướng ở đây gồm những gì?
- Dung lượng trang trong cuốn profile là bao nhiêu?
- Kích thước cuốn tài liệu này là A3 hay A4, khổ dọc hay ngang?
- Thiết kế theo phong cách truyền thống hay hiện đại?
- Doanh nghiệp có nội dung chưa?
- Doanh nghiệp có ảnh chưa?
- Số lượng in ấn là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp cần thời gian hoàn thành bao lâu?
- Ngân sách doanh nghiệp đầu tư cho cuốn tài liệu này là bao nhiêu?
Khi trả lời được những câu hỏi như vậy, doanh nghiêp đã tự có một định hướng rõ ràng khi tìm thuê thiết kế profile rồi đó.
>> XEM THÊM: Thiết kế bao bì: vai trò, quy trình thiết kế và mẫu bao bì đẹp
1.2. Biên tập nội dung cuốn profile công ty
Nội dung profile công ty sẽ gồm 3 bước chính:
- Dàn trang
- Tổng hợp thông tin chi tiết
- Biên tập lại thông tin
Trước khi thiết kế profile công ty, doanh nghiệp cần có một bản dàn trang. Nói đơn giản hơn chính là nội dung chính của toàn bộ cuốn profile. Từ đây, doanh nghiệp có định hình tổng quan về cuốn tài liệu của mình sẽ gồm những gì.
Sau khi dàn trang chính, doanh nghiệp cần tổng hợp những nội dung chi tiết dựa theo dàn trang ban đầu.
Khi thông tin đã thu thập đầy đủ, doanh nghiệp tiến hành bước biên tập nội dung sao cho chân thực mà vẫn cuốn hút.
1.3. Chụp hình profile
Hình ảnh trong cuốn profile cần phải phù hợp với nội dung. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp phải chụp hình profile theo concept trong đó. Nhưng việc chụp hình không phải diễn ra ngẫu nhiên, tùy hứng. Đó là cả một kịch bản có sẵn, các concept lên từ trước. Điều này sẽ tránh cho việc những bức hình chụp xong sẽ không có đất diễn.
>> XEM THÊM: Kinh nghiệm thiết kế profile công ty doanh nghiệp không nên bỏ qua
1.4. Thiết kế profile
Thiết kế profile công ty sẽ được tiến hành sau khi có nội dung và hình ảnh. Nếu như doanh nghiệp chưa có hình ảnh có thể để demo, sau khi có thì lấp đầy vào đều được. Thiết kế cuốn profile cần đảm bảo:
- Sự nhất quán với logo và màu nhận diện thương hiệu
- Sự phù hợp về ngành nghề kinh doanh
- Đảm bảo số lượng trang phù hợp yêu cầu
1.5. In ấn profile
In ấn profile cần chú ý về quy cách in, chất liệu giấy in và số lượng in. Khổ giấy A3,A4, dọc hay ngang cần phải được lựa chọn ngay từ đầu trước khi thiết kế. Điều này để tránh việc phải chỉnh sửa file thiết kế rất mất thời gian. Chất liệu giấy in gồm chất liệu bìa và chất liệu giấy trang trong. Quy cách in ấn có thể là đóng gáy xoắn, đóng gáy keo, bấm ghim giữa, đóng gáy ốc, đóng gáy keo,… Về số lượng in, in càng nhiều thì chi phí càng rẻ.
>> XEM THÊM: Hồ sơ năng lực công ty và những điều doanh nghiệp cần biết
2. Giá thiết kế profile công ty
Không có giá chung cho một cuốn thiết kế profile công ty. Lý do, để làm profile cần nhiều khâu, mỗi doanh nghiệp sẽ order các công đoạn khác nhau. Có doanh nghiệp đã có nội dung, hình ảnh chỉ cần thiết kế profile thì chi phí sẽ ít hơn. Có doanh nghiệp order thiết kế profile trọn gói thì chi phí sẽ cao hơn. Do vậy, trước khi thuê thiết kế profile, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan về định hướng trước khi thiết kế.
3. Cách lựa chọn công ty thiết kế profile công ty chuyên nghiệp
Thị trường có rất nhiều công ty thiết kế profile công ty. Nhưng chọn đơn vị hợp tác uy tín không phải dễ dàng gì. Tham khảo kinh nghiệm lựa chọn đơn vị thiết kế sau:
- Công ty có kinh nghiệm thiết kế profile không?
- Đơn vị đã từng triển khai dự án cho những doanh nghiệp nào cùng ngành nghề?
- Hợp đồng, hóa đơn đầy đủ, rõ ràng
- Mẫu profile có phù hợp với phong cách thiết kế doanh nghiệp mong muốn không?
- Nhân viên tư vấn có nhiệt tình không?
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng có chuyên nghiệp không?
Dựa vào những ý trên, doanh nghiệp sẽ có cách nhìn nhận riêng về công ty nào phù hợp với mình nhất để hợp tác.
>> XEM THÊM: Bộ nhận diện thương hiệu là gì và gồm những gì?
4. Mẫu profile công ty đẹp
Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích trên, bất kỳ doanh nghiệp nào trước khi triển khai profile cũng sẽ có thêm kinh nghiệm. Để đảm bảo thiết kế profile công ty đẹp, chất lượng, doanh nghiệp hãy cùng đồng hành với đơn vị thiết kế để dự án diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ nhất. Chúc các doanh nghiệp sở hữu được cuốn profile chất lượng, chuyên nghiệp – gia tăng 200% cơ hội bán hàng.
>> XEM THÊM: Tự thiết kế logo dễ hay khó, giới thiệu công cụ giúp bạn tự thiết kế logo